Giá Bitcoin tăng mạnh trước thềm cuộc họp của FOMC, khi các nhà đầu tư đặt cược vào việc FED ngừng tăng lãi suất.
Giá Bitcoin (BTC) đã tăng hơn 2,5%, chạm mức cao nhất trong tháng 9 là hơn 27.400 USD trong phiên giao dịch ngày 18/9.
Đà tăng của Bitcoin xuất hiện sau một ngày cuối tuần ổn định khi đồng tiền vua giữ được mức quan trọng 26.000 USD. Điều này đã mang lại niềm tin cho các nhà giao dịch và các nhà phân tích.
Biểu đồ giá Bitcoin. Nguồn: TradingView
Hãy cùng xem xét kỹ hơn các lý do Bitcoin tăng giá trong ngày 18/9.
Theo báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ngày 13 tháng 9, lạm phát của Hoa Kỳ trong tháng 8 đã tăng 3,7%, cao hơn mức 3,5% trong tháng 7. Tuy nhiên, chỉ số CPI lõi lại cho thấy nhiều dữ liệu tích cực hơn. Cụ thể, CPI lõi tháng 8 là 4,3%, thấp hơn mức tăng 4,5% của tháng trước.
Khả năng lạm phát có thể giảm về mức mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đang mang lại hy vọng rằng ngân hàng trung ương sẽ tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào ngày 20 tháng 9. Các nhà đầu tư tin rằng điều này sẽ có lợi cho các tài sản rủi ro như Bitcoin.
Theo dữ liệu từ CME Group, khả năng cao là FED sẽ tạm dừng tăng lãi suất.
Xác suất lãi suất mục tiêu của FED. Nguồn: CME Group
Biểu đồ chỉ ra khả năng FED sẽ dừng tăng lãi suất. Niềm tin vào khả năng này đã mang tới sự phục hồi thị trường tiền điện tử trên diện rộng.
Nhiều tổ chức lớn đã nộp đơn xin thành lập quỹ ETF Bitcoin giao ngay sau khi Thẩm phán Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ Neomi Rao ra phán quyết có lợi cho Grayscale Investments trong vụ kiện chống lại Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) hôm 29 tháng 8.
Điều này đi kèm với sự quan tâm ngày càng tăng của các tổ chức như BlackRock và Fidelity Investments đối với Bitcoin. Bất chấp việc SEC đã trì hoãn việc ra quyết định với hồ sơ ETF Bitcoin giao ngay của hầu hết các công ty, vào ngày 12 tháng 9, công ty quản lý tài sản Franklin Templeton đã nộp đơn xin thành lập quỹ ETF Bitcoin giao ngay.
Cho đến nay, SEC đã từ chối phê duyệt toàn bộ các hồ sơ ETF Bitcoin giao ngay, mặc dù có rất nhiều người nộp đơn, bao gồm BlackRock, Fidelity, ARK của Cathie Wood và 21Shares, đã nộp đơn tới ba lần.
Hạn chót đưa ra quyết định tiếp theo của SEC là ngày 16 tháng 10, nhưng rất có thể sẽ có một đợt trì hoãn khác.
Trùng hợp với việc Bitcoin tăng giá, nguồn cung BTC trên các sàn giao dịch tiếp tục duy trì dưới mức cao nhất hàng tháng vào ngày 4 tháng 9. Các sàn giao dịch tiền điện tử đã mất hơn 40.000 BTC kể từ đó.
Số dư BTC trên các sàn giao dịch. Nguồn: Coinglass
Việc Bitcoin rời khỏi các sàn giao dịch tiền điện tử thường được coi là một tín hiệu tăng giá do nguồn cung sẵn có để bán ra bị giảm xuống.
Với việc Bitcoin tiếp tục rời khỏi các sàn giao dịch, các đợt thanh lý cũng có xu hướng tác động mạnh đến giá cả. Chỉ trong 24 giờ qua, hơn 28,4 triệu USD lệnh short BTC đã bị thanh lý, với hơn 27,9 triệu USD lệnh Short bị thanh lý trong khung thời gian 12 giờ.
Dữ liệu thanh lý Bitcoin. Nguồn: Coinglass
Bất chấp chuỗi thua lỗ của những người bán khống, 50% hợp đồng trên thị trường tương lai vẫn là hợp đồng Short Bitcoin. Do đó, cơ hội về một đợt Short Squeeze tiềm năng và thậm chí khả năng giá BTC tăng lên cao hơn, đang ngày càng hiện hữu.
Tỷ lệ Long/Short Bitcoin. Nguồn: Coinglass
Trong khi đó, bất chấp việc Bitcoin đang cho thấy một số động lực tăng giá trong ngắn hạn trước thềm cuộc họp FOMC, Chỉ số Sợ hãi và Tham lam Bitcoin vẫn đang nhấp nháy tín hiệu “sợ hãi” mặc dù đã tăng nhẹ so với tháng trước.
Chỉ số Sợ hãi và Tham lam của Bitcoin. Nguồn: Alternative.me
Theo cointelegraph