Dầu Thô Ghi Nhận Tuần Tăng Thêm 4%

Trong phiên giao dịch ngày 15 tháng 9, giá dầu tiếp tục chạm đến những đỉnh cao mới. Trung bình cả tuần, dầu thô tăng thêm 4% và chạm mức cao nhất trong năm 2023. Những thông tin kinh tế Trung Quốc triển vọng góp phần củng cố thị trường. 

Dầu Thô Ghi Nhận Tuần Tăng Thêm 4%

Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 65 xu, tương đương 0,7%, lên 94,35 USD vào lúc 13h30 giờ Việt Nam, trong khi dầu thô WTI của Mỹ tăng 67 xu, cũng 0,7%, ở mức 90,83 USD. Cả hai điểm chuẩn đều tăng khoảng 4% so với một tuần trước.

 

Sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong tháng 8, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang bắt đầu ổn định sau nhiều tháng vấp ngã.

 

Ngày 11/9, công ty vận hành đường ống dẫn dầu Mero của Cộng hòa Czech (Séc) cho biết thị phần dầu mỏ từ Nga trong tổng lượng dầu nhập khẩu vào nước này tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2023. Theo người phát ngôn công ty nhà nước Mero, bà Barbora Putzova, tỷ lệ nguồn cung dầu mỏ từ Nga thông qua tuyến đường ống Druzhba so với nguồn nhập khẩu từ các nước khác qua tuyến IKL là 65/32% trong nửa đầu năm 2023.

 

Trong năm 2022, tỷ lệ này là 56% so với 44%. Dữ liệu của Bộ Công Thương Czech cũng cho thấy tỷ lệ nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ Nga qua Druzhba trong năm nay hiện đạt mức cao nhất kể từ năm 2016.

 

Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga vào tháng 5/2022 nhưng miễn trừ đối với dầu mỏ nhập khẩu qua tuyến đường ống Druzhba.

 

Người đứng đầu Hiệp hội các nhà cung cấp năng lượng độc lập Czech Jiri Gavor cho biết, công ty PKN Orlen của Ba Lan, vốn đang điều hành các nhà máy lọc dầu của Czech, tiếp tục nhập khẩu dầu mỏ từ Nga qua Druzhba vì nguồn cung này vẫn “hợp pháp và rẻ hơn so với dầu từ các nguồn khác”.

 

Tháng 5 vừa qua, công ty Mero của Czech thông báo đã ký một thỏa thuận chấm dứt sự phụ thuộc của Czech vào dầu mỏ của Nga khi Praha cam kết tài trợ cho việc mở rộng đường ống dẫn dầu Transalpine (TAL) cung cấp dầu từ Italy đến Trung Âu.

Dầu Thô Ghi Nhận Tuần Tăng Thêm 4%

IEA dự báo nhu cầu nhiên liệu hóa thạch có thể đạt đỉnh trong thập niên này. Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol đưa ra nhận định này ngày 12/9 trên tờ Financial Times.

 

Theo ông Birol, báo cáo Triển vọng Năng lượng thế giới hằng năm của IEA, dự kiến công bố vào tháng 10 tới, sẽ cho thấy “thế giới đang đứng trước bước ngoặt lịch sử.” Dựa trên các chính sách của chính phủ toàn cầu, ông cho rằng nhu cầu với 3 loại nhiên liệu hóa thạch trên có thể lần đầu tiên đạt đỉnh trong những năm tới. Giám đốc điều hành IEA cho rằng quá trình này diễn ra nhanh hơn dự đoán. Nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ năng lượng sạch và xe điện phát triển mạnh cùng những thay đổi trong nền kinh tế Trung Quốc và hậu quả của cuộc khủng hoảng năng lượng.

 

Cụ thể, ông Birol cho rằng sự phát triển của xe điện đang ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ. Trong khi đó, nhu cầu khí đốt tại các nền kinh tế phát triển sẽ giảm vào cuối thập niên này khi các nước tăng cường sử dụng máy bơm nhiệt, năng lượng tái tạo và châu Âu đang "quay lưng" với nguồn cung từ Nga sau cuộc xung đột tại Ukraine. Nhu cầu sử dụng than đá cũng dự kiến đạt đỉnh "trong những năm tới", do đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch giảm và việc sử dụng năng lượng tái tạo, điện hạt nhân gia tăng ở Trung Quốc - nước tiêu thụ than đá hàng đầu thế giới.

 

Chuyên gia khí hậu Simone Tagliapietra, thành viên cấp cao của tổ chức tư vấn Bruegel ở Brussels (Bỉ), nhấn mạnh dự báo mới của IEA là minh chứng cho thấy quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu tuy diễn ra chậm song rất vững chắc.

 

Theo Traderhub

Tin liên quan