PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG VÀNG - TUẦN 2 - 2023 [09/1-13/1]

biettuottradingno1
06:54・09 tháng 1 2023
8
230

Trong tuần này, giá vàng quốc tế đã có cú lội ngược dòng tăng lên sát mức 1.870 USD/oz sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ trong tháng 12 được công bố ngày 6/1 cho thấy thị trường lao động Mỹ có tăng nhưng không quá mạnh như dự đoán trước đó.

Sau khi chiến sự Nga- Ukraine bùng nổ vào đầu tháng 3/2022, giá vàng đã tăng lên 2.070 USD/oz, gần mức cao nhất mọi thời đại được ghi nhận vào tháng 8/2020. Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh, giá vàng đã giảm 22% xuống 1.615 USD/oz. Tất nhiên, yếu tố chính đè nặng lên giá vàng là FED đã tăng lãi suất tổng cộng 425 điểm cơ bản từ tháng 3 đến tháng 12/2022- chu kỳ tăng lãi suất nhanh nhất từ trước đến nay.

Giá vàng chịu tác động tiêu cực trong năm 2022 khi USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng. Ngoài ra, việc phong tỏa liên tục do Covid-19 ở Trung Quốc đã cản trở nhu cầu trang sức từ một quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới.

Sau khi chạm đáy 1.614 USD/oz, giá vàng đã chứng kiến mức tăng 13% cho đến cuối năm ngoái, được hỗ trợ bởi chỉ số CPI của Mỹ liên tục sụt giảm, khiến các nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ sớm xoay trục trong chính sách tiền tệ trong năm 2023. Mặc dù vậy, nếu tính từ mức giá mở cửa năm 2022 đến mức giá đóng cửa năm 2022, giá vàng quốc tế gần như chỉ đi ngang.

Trong năm 2023, nhiều dự báo cho rằng giá vàng sẽ tích cực hơn năm 2022 khi bất ổn kinh tế toàn cầu gia tăng. Dù kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi (GDP quý 3/2022 tăng tới 3,2% sau 2 quý đầu năm tăng trưởng âm), nhưng khu vực Châu Âu đã và đang phải chịu tác động rất lớn từ chiến sự Nga- Ukraine, khiến tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng, đời sống người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nếu không khắc phục được khó khăn hiện nay, khu vực này có nguy cơ rơi vào suy thoái trong năm 2023.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang đối mặt với nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh sau khi nới lỏng zero-Covid. Ngoài ra, tình trạng vỡ nợ trong lĩnh vực bất động sản, bất ổn khu vực tài chính và ngân hàng… cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến kinh tế nước này suy giảm mạnh.

Kịch bản tốt nhất đối với giá vàng trong năm 2023 liên quan đến suy thoái kinh tế toàn cầu và sự chuyển hướng của các ngân hàng trung ương sang các điều kiện tài chính lỏng lẻo hơn, đặc biệt là ở Mỹ. Việc mở cửa trở lại ở Trung Quốc cũng có thể có tác động có lợi đối với thị trường vàng thỏi. Các NHTW cũng đang có dấu hiệu mua vào. Những điều này có thể đẩy giá vàng quốc tế tăng trưởng trở lại, tìm về mức đỉnh cũ.

Kịch bản xấu nhất đối với vàng vào năm 2023 là FED không cắt giảm lãi suất.

Về mặt kĩ thuật thì mức kháng cự trước mắt với vàng lanh quanh ngưỡng 1875-1880, nhiều khả năng giá vàng sẽ có nhịp điều chỉnh khi phản ứng quanh vùng cản này. Mức hỗ trợ tính cho biểu đồ ptkt D1 sẽ quanh mốc cản tròn 1800. Theo quan điểm cá nhân, để có đà tăng trưởng mới, cần thấy một nhịp giảm điều chỉnh của vàng ở chart D1 trước khi đảo chiều tăng trở lại. Nên kế hoạch giao dịch cho tuần tới sẽ xem xét canh bán quanh 1880, canh mua quanh 1800, mức dừng lỗ tương ứng với các mức kháng cự hỗ trợ theo khung thời gian giao dịch.

Trần Thiên Kim
Trần Thiên Kim
06:48・10 tháng 1 2023
Thị trường nào cũng biến động hết =.=
Vương Hoàng
Vương Hoàng
08:45・10 tháng 1 2023
short thôi, bên coin đang xanh bên vàng down dữ
Finxeed
08:45・10 tháng 1 2023
Cảm ơn bác chia sẻ ạ :3
Bá Cẩn
Bá Cẩn
08:46・10 tháng 1 2023
bác này cho tín hiệu rất ổn nha. Sắp tới sẽ có tin tiếp, không biết sẽ biến động thế nào
Hảo Hảo
08:47・10 tháng 1 2023
vậy là không phá được kháng cự rồi
Bài viết liên quan
Xem tất cả
Bài viết mới nhất