Con Đường Học Phân Tích Kỹ Thuật

Hoàng Nam
10:34・17 tháng 3 2023
9
85

Chào ae, chắc hẳn trong chúng ta kho mới bước vào con đường trading thì nhìn vào những chỉ báo đủ mọi màu sắc và cách thể hiện thì hoa cả mắt. Tới khi học được vài đường thì có bao nhiêu áp dụng hết rồi cái chart trông như bức tranh của Picaso. Bữa nay mình chia sẻ một vài điều vè Phân Tích Kỹ Thuật và một con đường ae tham khảo để học hỏi nhé. Géc gô

 

1. Những lầm tưởng về Phân Tích Kỹ Thuật

a. Phân tích kỹ thuật áp dụng cho mọi sản phẩm có giá

Đây là một lầm tưởng rất phổ biến ở nhiều người. 

Phân tích kỹ thuật là bộ môn phân tích tâm lý, hành vi của đám đông thông qua biểu đồ. Nên chỉ áp dụng ở những thị trường có khối lượng người giao dịch, mua bán lớn và không áp dụng được ở các thị trường có khối lượng mua bán nhỏ lẻ hoặc bị khống chế bởi một hay một số tổ chức nắm quyền.

b. Chỉ cần phân tích đúng nhiều thì sẽ có được lợi nhuận

Rất nhiều người nghĩ rằng, mình có phân tích được nhiều lệnh thắng hơn lệnh thua thì chắc chắn mình sẽ lời. Ví dụ dưới đây sẽ cho bạn thấy sự sai lầm trong lối suy nghĩ này:

A có số vốn là $1000 và tham gia vào thị trường forex. A chia vốn ra làm 10 phần mỗi lần vào lệnh $100. Sau khi đánh thắng 5 lệnh, trong lúc phấn khích A đã quyết định tăng mức vốn của mình lên 1 lệnh $500. Và A phân tích sai 3 lệnh liên tiếp. => A mất $1000.

Trong 8 lệnh phân tích, A đã phân tích đúng 5 lệnh và sai 3 lệnh. Theo lý thuyết A vẫn còn lời $200 nhưng vì không biết cách quản lý vốn nên A đã cháy tài khoản.

Như vậy, trong trading phân tích kỹ thuật đúng là rất tốt. Nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu bạn có chiến lược quản lý vốn hợp lý và biết thỏa mãn vừa đủ với số tiền mà mình kiếm được.

c. Cố gắng “vẽ đường cho giá chạy" thay vì phân tích hướng đi của giá

Khi phân tích bất kì một tài sản nào, chỉ cần xác định 2 yếu tố:

  • Xu hướng tiếp theo là tăng hay giảm?
  • Tăng tới đâu? Giảm tới đâu?

Mình đọc nhiều bài phân tích thấy có một sai lầm cơ bản là thay vì phân tích để dự báo hướng đi của giá, thì bạn lại đang vẽ đường đi cho giá. 

Chẳng hạn khi giá đang nằm ở vị trí 3. Đối với 1 bài phân tích đúng và hợp lý, thì ta sẽ đặt ra 2 trường hợp khi giá tăng thì sẽ tăng đến điểm nào và giảm thì giảm xuống đâu. Ở đây cụ thể là:

  • Nếu tăng, giá sẽ có xu hướng tiến đến vị trí số 4.
  • Nếu giảm, giá sẽ hồi về vị trí số 5.

Nhưng thay vào đó, nhiều bạn sẽ chỉ phân tích theo đúng 1 hướng đi của giá như sau: giá hiện tại đang ở vị trí số 3 khả năng cao sẽ tăng đến vị trí số 4, sau đó giảm về vị trí số 5 và tiếp tục tăng lên vị trí số 6.

2. Ưu và Nhược của PTKT

Ưu điểm

  • PTKT giúp cho ae có thể đưa ra các dự đoán chính xác, xác định được các điểm ra/vào lệnh hợp lý để tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro.
  • Có nhiều chỉ báo và công cụ phân tích đa dạng giúp các ae có thể lựa chọn công cụ phù hợp nhất với chiến lược của mình.
  • Không cần tốn quá nhiều thời gian để nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá như phân tích cơ bản. 

Nhược điểm

  • Không phải tất cả các mô hình kỹ thuật, các chỉ báo đều hoạt động đúng. Đặc biệt là trong những lúc thị trường bị tác động bởi những tin tức cực kỳ quan trọng.
  • PTKT có tính tương đối: Với cùng một đồ thị giá và một chỉ báo kỹ thuật nhưng 2 người sẽ cho ra kết quả phân tích khác nhau và rất có thể sẽ cho ra các dự đoán đối nghịch nhau về hướng đi của giá
  • Phân tích kỹ thuật phụ thuộc vào tính chủ quan của mỗi người: Nếu ae tin vào thị trường bullish thì có thể kết quả phân tích sẽ nghiêng về hướng thị trường tăng và ngược lại.
  • Phân tích kỹ thuật phải được kết hợp với phân tích cơ bản.

3. Nên bắt đầu học PTKT như thế nào?

Ae có thể bắt đầu học phân tích kỹ thuật từ dễ đến khó theo các mục được sắp xếp dưới đây. 

  • Nến Nhật cơ bản
    • Nến Spinning Top
    • Nến Hammer
    • Nến Inverted Hammer
    • Nến Shooting Star
    • Nến Hanging Man
    • Mô hình nến Bullish Engulfing
    • Mô hình nến Bearish Engulfing
    • Mô hình nến Evening Star
    • Mô hình nến Morning Star
  • Kháng cự - Hỗ trợ 
    • 05 cách xác định hỗ trợ kháng cự
    • 05 cách xác định điểm chốt lời
  • Đường xu hướng (Trendline)
    • Mô hình kênh giá
    • Đường trung bình (Moving Average - MA)
    • Đường trung bình động hàm mũ (EMA)
  • Các chỉ báo kỹ thuật
    • Chỉ báo MACD
    • Chỉ báo RSI
    • Chỉ báo Stochastic
    • Chỉ báo DMI
    • Chỉ báo KDJ
    • Chỉ báo MFI
    • Chỉ báo Parabolic Sar
    • Chỉ báo Ichimoku
    • Chỉ báo Volume
  • Mô hình giá
    • Mô hình 2 đáy, 3 đáy
    • Mô hình cái nêm
    • Mô hình tam giác
    • Mô hình vai đầu vai

Mỗi trader sẽ có một chiến lược trading khác nhau và trong chiến lược đó sẽ áp dụng những tổ hợp các chỉ báo, mô hình, kỹ thuật khác nhau để đưa ra được dự đoán tốt nhất để giao dịch. 

Hy vọng bài chia sẻ của mình có thể giúp ae phần nào trong chẳng đường trading.

Xin thân ái, chào tạm biệt!

Anh Tuấn
Trader miệt vườn
10:59・21 tháng 3 2023
bài rất đúng nha bác, mong bác chia sẻ nhiều hơn
Lê Hồng Trần
hongtran
05:06・22 tháng 3 2023
@Trader miệt vườn ông này viết có tâm này
Mỹ Nhi Nhi
Mỹ Nhi Nhi
05:04・22 tháng 3 2023
ad viết bài về mấy cái đường thì ok
Mỹ Nhi Nhi
Mỹ Nhi Nhi
05:04・22 tháng 3 2023
ước gì có thêm bài về cái này
Lê Hồng Trần
hongtran
05:05・22 tháng 3 2023
còn thiếu đường trung bình DMCA nữa
Lê Hồng Trần
hongtran
05:06・22 tháng 3 2023
giờ mới biết có chỉ báo Volume
Bài viết liên quan
Xem tất cả
Bài viết mới nhất