Uptrend và Downtrend là hai xu hướng chủ yếu được hầu hết các trader quan tâm và sử dụng trong quá trình đầu tư. Đôi lúc, hai xu hướng này sẽ biến động và kép theo đó là những quyết định trị giá cả triệu đô. Vậy Uptrend là gì? Downtrend là gì? Cách nhận biết các xu hướng này như thế nào? Bài viết hôm nay của TraderHub.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết nhất.
Uptrend là thuật ngữ chỉ xu hướng tổng thể khi giá tăng. Xu hướng này kéo theo sự tăng giá của thị trường chung và các cổ phiếu. Để thấy rõ được xu hướng này, trader có thể quan sát biểu đồ thể hiện mức giá, mức giá trước sẽ cao hơn mức giá sau. Khi giá đạt đến một ngưỡng đỉnh nào đó, uptrend sẽ gặp kháng cự, sau đó sẽ có xu hướng quay đầu đi xuống và giảm dần.
Trong đầu tư chứng khoán, việc nắm bắt nhanh chóng tình hình và đưa ra những quyết định nhanh chóng sẽ đem đến cho các nhà đầu tư những khoản lợi nhuận hấp dẫn. Xu hướng uptrend cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ những tài sản tăng giá. Nó sẽ giúp bạn thu về một khoản lợi nhuận khi bạn dự đoán rằng giá đang ở mức đỉnh và không thể tăng lên nữa.
Downtrend là khái niệm trái ngược hoàn toàn với uptrend. Downtrend là thuật ngữ chỉ xu hướng tổng thể khi giá giảm. Xu hướng này kéo theo sự xuống dốc của giá trên thị trường chung và các cổ phiếu. Khi quan sát biểu đồ, chúng ta sẽ thấy các đỉnh sau thấp hơn các đỉnh trước, đáy sau cũng sẽ sâu hơn đáy trước.
Việc nhận biết hay dự đoán trước khi xu hướng downtrend xảy ra là vô cùng quan trọng. Các nhà đầu tư khi nhận thấy thị trường đang hoặc có dấu hiệu của downtrend sẽ nhanh chóng bán đi các sản phẩm giao dịch của mình để hạn chế thua lỗ nhiều nhất. Nếu may mắn, nhà đầu tư có thể giữ nguyên mức vốn của mình.
Trên thực tế, xu hướng downtrend có thể xảy ra bất ngờ và làm cho thị trường cũng như giá cổ phiếu lao dốc không phanh. Trong trường hợp này, nhiều nhà đầu tư cuống cuồng bán tháo các cổ phiếu đang nắm giữ, khiến cho họ phải chịu những khoản thua lỗ nhất định.
Xu hướng downtrend sẽ kết thúc khi giá giữa hai đỉnh - đáy giảm dần về mức thấp nhất.
Một cổ phiếu thay đổi từ xu hướng tăng giá sang xu hướng giảm giá hiếm khi thay đổi tức thời từ cái này sang cái khác. Thay vào đó, hành động giá trong một xu hướng tăng giá có dấu hiệu căng thẳng và sau đó xu hướng giảm giá dần bắt đầu. Cả hai xu hướng tăng và giảm đều được đánh dấu bằng các đỉnh và đáy của chúng (còn được gọi là đỉnh đảo chiều và đáy đảo chiều), và xu hướng chung mà chúng dường như đang tiếp diễn.
Đánh dấu một điểm trong hành động giá nơi cung vượt cầu. Số lượng người bán và số lượng cổ phiếu mà họ muốn bán nhiều hơn số lượng người mua và số lượng cổ phiếu họ muốn mua. Bằng cách nào đó, những người tham gia thị trường, đại đa số, không còn chấp nhận ý tưởng rằng cổ phiếu này nên được định giá cao như hiện tại.
Cho thấy số lượng người tham gia thị trường ngày càng tăng, mặc dù trước đó chưa quyết định, đã bị thuyết phục trong thời kỳ đỉnh cao giá gần đây rằng họ không còn phải sở hữu (hoặc sở hữu nhiều) cổ phiếu. Số lượng người bán tăng đồng thời với số lượng người mua giảm.
Thường đi kèm với tin tức hoặc thông tin mới xác nhận sự nghi ngờ của những người quyết tâm thoát ra, hoặc không còn xem xét việc mua cổ phiếu nữa. Thậm chí nhiều người mua lùi lại và thậm chí còn nhiều người bán hơn trở nên khao khát để chốt lãi hoặc hạn chế thua lỗ.
Đầu tư Forex cũng giống như quá trình bạn chèo lái một con thuyền. Nó đòi hỏi bạn phải dự đoán được hướng gió, hướng sóng để đưa con thuyền của bạn cập bến an toàn. Đầu tư Forex cũng đòi hỏi bạn phải dự đoán được những xu hướng tiếp theo của thị trường để đưa ra những quyết định đầu tư chính xác nhất. Đây được coi như những chướng ngại vật, đòi hỏi bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải vượt qua nếu muốn đi đến thành công. Có 2 cách thông dụng để chúng ta nhận biết xu hướng uptrend và downtrend:
Trendline giống như một đồ thị biểu thị 3 nội dung:
Uptrend: xu hướng giá tăng
Downtrend: xu hướng giá giảm
Sideway: xu hướng đi ngang, tức không có biến động về giá
Để vẽ được đường trendlines bạn hãy vẽ một đường thẳng nối đáy sau và đáy trước. Tiếp theo quan sát trên đồ thị nếu có đường đi lên là uptrend, nếu đường đi xuống là downtrend.
Ngoài ra khi quan sát trendline sẽ cho phép chúng ta căn cứ để dự đoán chiều hướng của thị trường, dựa trên tình hình thực tế để suy đoán, đoán định trước giúp đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác.
Đây là cách nhận biết uptrend và downtrend khá phổ biến được các nhà đầu tư sử dụng. Bên cạnh đường trung bình động MA, chúng ta còn có đường trung bình động EMA, SMA, WMA. Trong đó, EMA và SMA là hai đường được sử dụng nhiều hơn, WMA có vẻ còn khá kén trader sử dụng. Qua các đường này, trader có thể nhận biết được các xu hướng uptrend và downtrend. Ngoài ra, họ có thể dự đoán về các mốc thời gian sẽ diễn ra các xu hướng này.
Ví dụ như:
Dựa vào xu hướng diễn ra trên thị trường các nhà đầu tư cũng có thể căn cứ vào đó để nhận biết các xu hướng tăng giá và giảm giá.
Nếu xu hướng tăng giá diễn ra trong một khoảng thời gian kéo dài. Đến một lúc nào đó sẽ bị chi phối bởi các yếu tố kháng cự khiến cho uptrend không thể tiếp tục vượt đỉnh. Lúc này sẽ dần chuyển sang xu hướng downtrend. Tốc độ chuyển tiếp giữa hai xu hướng có thể nhanh hay chậm tùy thuộc vào tình hình thực tế.
Tuy nhiên ngược lại không thể kéo dài xu hướng downtrend mà đến thời điểm thị trường sẽ hồi phục, các chỉ số được ổn định.
Những nhà đầu tư nhạy cảm có những đoán định rất hợp thời, họ có thể mua hoặc bán trong tích tắc nếu nhận thấy thị trường biến động.
Quan sát đường MACD cũng giúp chúng ta có thể đoán định xu hướng tăng giá, giảm giá và dự đoán thời điểm đảo chiều của xu hướng.
Nếu đường MACD đi từ trên xuống dưới tức là biểu thị xu hướng downtrend. Ngược lại nếu đường MACD đi từ dưới lên trên là biểu thị xu hướng uptrend.
TraderHub.vn vừa cùng bạn tìm hiểu về Uptrend là gì, downtrend là gì cũng như cách nhận biết chúng. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm những kiến thức giao dịch hữu ích khác. Chúc bạn luôn thành công và đạt lợi nhuận cao với các giao dịch của mình.