Mô hình nến Hammer là gì?

Nội Dung

Phân tích kỹ thuật có thể giúp dự đoán được xu hướng di chuyển của nến và từ đó chọn lựa thời điểm vào lệnh và loại lệnh chính xác. Các nhà đầu tư nhất định không thể bỏ qua việc phân tích kỹ thuật trong các giao dịch của mình nếu như là một nhà đầu tư theo trường phái chuyên nghiệp. Trong đó, mô hình nến Hammer là một trong những kiến thức về phân tích kỹ thuật mà bạn không thể nào bỏ qua được. Hãy cùng chúng tôi khám phá mô hình nến Hammer nhé.

 

Mô hình nến Hammer là gì?

Nến Hammer là mô hình báo hiệu sự đảo chiều xu hướng từ từ giảm thành tăng. Đây là loại mô hình đơn có phần bóng dài ở dưới thường dài gấp 2 - 3 lần thân nhỏ phía trên. Nến Hammer thể hiện giá bị đội bán kéo xuống rất sâu và sau đó được đội mua kéo lên lại. 



 

Ở một xu hướng giảm xuất hiện nến Hammer, đảo chiều từ giảm thành tăng.

 

Hướng dẫn cài đặt mô hình nến Hammer trên Trading View

Để cài đặt mô hình nến Hammer mọi nền tảng, điều đầu tiên cần làm là tạo tài khoản, đăng nhập và vào chart!
 

Sau khi đăng ký xong bạn click vào “Biểu đồ" để vào chart phân tích.

Khi đã vào chart, làm theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Click vào biểu tượng Fx ở thanh trên cùng.
  • Bước 2: Ở khung tìm kiếm, bạn hãy điền vào chữ “Hammer".
  • Bước 3: Sau khi ra kết quả, click vào dòng đầu tiên.
     

 

Đặc điểm nhận dạng mô hình nến Hammer

Nến Hammer là một dạng nến rất phổ biến, nên tần suất xuất hiện khá cao. Nến Hammer xuất hiện trong một xu hướng giảm và cũng là cây nến tạo đáy của xu hướng đó. Trước nến Hammer, thường có ít nhất từ 2-3 phiên giao dịch giảm giá. Tuy nhiên, điều kiện này không cần thiết, quan trọng nhất vẫn là một xu hướng giảm rõ ràng trước khi nến Hammer xuất hiện. 

 

Cây nến ngay phía sau Hammer là một cây nến tăng thì tín hiệu đảo chiều càng mạnh hơn. Tuy nhiên, để Hammer trở thành một mô hình nến đảo chiều thì nó phải nằm trong một bối cảnh thị trường nhất định. Đặc biệt, mô hình đảo chiều tăng thì chỉ nên áp dụng mô hình này khi thị trường đi xuống rõ ràng và không giao dịch với mô hình này khi thị trường đi ngang.

 

Nếu các bạn đã đọc bài viết Mô hình nến Hanging Man là gì? thì sẽ dễ dàng nhận ra 2 mô hình nến này hoàn toàn trái ngược nhau. Mỗi mô hình nến sẽ mang một ý nghĩa nhất định và cách giao dịch cũng khác nhau. Vì thế, việc nhận dạng mô hình rất quan trọng, giúp các bạn tránh được sai lầm khi giao dịch
 

Ý nghĩa nến Hammer

Nến Hammer thường được hình thành ở cuối xu hướng giảm giá. Thời gian đầu, phe bán chiếm ưu thế và đẩy giá xuống mức thấp. Ngay sau đó, áp lực mua xuất hiện, đẩy giá lên và tiếp tục duy trì cho đến cuối phiên giao dịch. Sự xuất hiện của loại nến này thể hiện một nỗ lực tạo đáy mới. Nến Hammer nên được nhận diện rõ ràng và phát huy được hết tác dụng chỉ khi nó xuất hiện sau tối thiểu là 3 cây nến giảm (hoặc sau một xu hướng giảm dài hạn)
 

Nói cách khác, nến Hammer cho thấy sự xuất hiện của lực mua đủ mạnh và kìm hãm lực bán, từ đó hình thành vùng đáy. Đồng thời, lực mua đẩy mạnh giá từ mức thấp và đưa giá đóng về gần mức giá mở cửa. Điều này cho thấy sự đảo chiều xu hướng có khả năng xảy ra rất lớn. Giá đóng cửa của các cây nến giảm này sẽ liên tục thấp hơn giá đóng của các cây nến ở liền trước đó.
 

Tâm lý thị trường đằng sau mô hình nến Hammer

Mở đầu phiên giao dịch hình thành nến Hammer khi xu hướng giảm mạnh, phe bán được thế tiếp tục đẩy giá xuống thấp hơn nhờ “dư chấn” của lực bán trước đó. Khi giá đạt điểm cực đại, những người đã có lợi nhuận từ xu hướng giảm trước đó bắt đầu chốt lời, số còn lại đang đứng ngoài thị trường nhảy vào với lực mua lớn hơn nhằm đón đầu một xu hướng mới, kéo giá lên lại, làm cho bóng nến dưới của nến Hammer rất dài. 
 

Tuy nhiên, vì lực bán trước đó rất mạnh nên phe mua chưa thể làm chủ hoàn toàn ở phiên giao dịch này, giá được kéo lên gần với mức giá mở cửa và duy trì cho đến cuối phiên. Kết quả là phần thân nến Hammer khá ngắn.

 

Khi nến Hammer hoàn thành, có thể lực mua sẽ mạnh hơn và đẩy giá lên cao, xu hướng cũ bị phá vỡ, hoặc cũng có thể đây chỉ là sự tạm nghỉ để dồn lực của phe bán, thị trường sẽ tiếp tục xu hướng giảm. Đây là một ngưỡng giá khá nhạy cảm.

  • Trường hợp 1: Ngay sau nến Hammer là cây nến giảm. Ngược lại với trường hợp dưới, những người đã bán ra tại các mức giá của nến Hammer đang có lợi nhuận nên sẽ vẫn tiếp tục giữ lệnh, những người ở ngoài thị trường nhảy vào để tìm kiếm lợi nhuận, cộng thêm lực bán từ xu hướng giảm trước đó làm cho áp lực bán càng tăng hơn. Thị trường tiếp tục xu hướng giảm ban đầu. Mô hình Hammer đã không xảy ra.
  • Trường hợp 2: Ngay sau nến Hammer là một cây nến tăng. Những người đã bán ra ở mức giá mở cửa hoặc đóng cửa của nến Hammer sẽ bị thua lỗ. Nếu đó là một phiên tăng giá mạnh, xu hướng giảm phía trước đã bị bẻ gãy. Những người này sẽ có xu hướng đóng lệnh để hạn chế thua lỗ (hoặc bị quét stop loss), ngược lại, những người đã mua vào ở các mức giá đó đang có lợi nhuận, số khác nhảy vào thị trường với kỳ vọng giá đảo chiều. Và kết quả là áp lực mua tăng lên, giá càng tăng cao hơn, thị trường chính thức đảo chiều từ giảm sang tăng. Mô hình Hammer xảy ra đúng.
     

Về lý thuyết là vậy nhưng trên thực tế, màu sắc của cây nến xác nhận không quyết định đến việc mô hình nến Hammer có xảy ra đúng hay không. Tuy nhiên, như đã nói, nó sẽ làm cho tín hiệu đảo chiều được củng cố lại, khả năng mô hình đi đúng kỳ vọng có xác xuất cao hơn.

 

  • Lưu ý: Đối với mô hình nến Hanging Man, màu sắc của cây nến xác nhận có vai trò quan trọng hơn so với mô hình nến Hammer.


Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích dành cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tài chính. Chúng tôi mong rằng, thông qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong những chiến lược tài chính tuyệt vời của mình.

 

Tin liên quan