Với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kiên quyết cam kết tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, ngay cả với cái giá phải trả là suy giảm tăng trưởng kinh tế, các nhà đầu tư sẽ tập trung sự chú ý vào báo cáo việc làm tháng 8 được công bố vào thứ Sáu tới, để biết rõ hơn về sức khỏe của thị trường lao động. Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục quan sát những diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ sau khi đợt bán tháo mạnh vào hôm thứ Sáu tuần trước đã xóa bỏ tất cả mức tăng khiêm tốn của tháng Tám. Thị trường cũng sẽ theo dõi sát những dữ liệu lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trong bối cảnh giới chức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được dự báo sẽ triển khai một đợt tăng lãi suất lớn vào tháng tới. Trong khi đó, dữ liệu Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc được cho là sẽ chỉ ra sự suy yếu của nền kinh tế số hai thế giới.
Báo cáo việc làm cuối cùng trước cuộc họp ngày 20-21 tháng 9 của FED sẽ nhận được nhiều sự chú ý, trong bối cảnh thị trường đang cố gắng tìm hiểu xem liệu ngân hàng trung ương có thể ngăn chặn lạm phát mà không gây ra suy thoái kinh tế hay không.
Nguy cơ suy thoái càng gia tăng khi FED mạnh tay tăng lãi suất, gây sức ép lên nhu cầu tiêu dùng và thị trường nhà ở. FED đã tăng lãi suất chính sách thêm 225 điểm cơ bản kể từ tháng Ba.
Trong khi một số khu vực của nền kinh tế đang hạ nhiệt, thị trường lao động cho đến nay vẫn còn khá mạnh mẽ. Trong tháng Bảy, nền kinh tế có thêm 528 nghìn việc làm mới, mức tăng lớn nhất kể từ tháng Hai.
Các nhà kinh tế đang kỳ vọng nền kinh tế sẽ có thêm 285 nghìn việc làm mới trong tháng Tám. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ giữ ổn định ở mức thấp nhất trong 5 thập kỷ là 3,5% trong khi thu nhập trung bình hàng giờ được dự báo sẽ tăng mạnh.
Trước các dữ liệu việc làm công bố vào thứ Sáu, Mỹ sẽ công bố báo cáo Cơ hội việc làm JOLTs trong tháng Bảy vào thứ Ba. Các nhà kinh tế dự báo tỷ lệ cơ hội việc làm vẫn ở mức cao, cho thấy nhu cầu vẫn ổn định trên thị trường lao động.
Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của ADP, bao gồm số liệu tuyển dụng của khu vực tư nhân, sẽ được công bố vào thứ Tư. Báo cáo này bao gồm dữ liệu mới về cả số lượng việc làm và tăng trưởng tiền lương. Tiếp sau, đó báo cáo hàng tuần về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu sẽ được công bố vào thứ Năm.
Một số dữ liệu kinh tế đáng chú ý khác cũng sẽ được công bố trong tuần này bao gồm Chỉ số sản xuất tháng 8 của Viện Quản lý Cung ứng (ISM) và chỉ số niềm tin của người tiêu dùng từ Conference Board.
Phố Wall đã kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước với cả ba chỉ số chính giảm hơn 3% sau bài phát biểu của Chủ tịch FED Jerome Powell tại hội nghị Jackson Hole.
Chỉ số S&P 500 đã rơi vào thị trường giá xuống, sau khi lao dốc mạnh trong nửa đầu năm nay, do những lo ngại của giới đầu tư về chính sách tăng lãi suất quyết liệt của FED. Tuy nhiên, chỉ số đã dần phục hồi kể từ tháng 6, bù đắp được một nửa những tổn thất trước đó.
Sự phục hồi đã được thúc đẩy bởi sự kết hợp của các báo cáo thu nhập doanh nghiệp mạnh mẽ và sự lạc quan rằng lạm phát có thể đã đạt đến đỉnh điểm, qua đó cho phép FED giảm tốc độ tăng lãi suất.
Nhưng với việc những hy vọng về sự xoay trục ôn hòa từ FED hiện đã nguội lạnh, thị trường có thể sẽ bước vào một chặng đường gập ghềnh hơn trong tháng 9.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 vào thứ Tư với tỷ lệ lạm phát hàng năm dự kiến sẽ tăng 9%, nhanh hơn mức 8,9% trong tháng Bảy, và cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ECB.
Dữ liệu này có thể sẽ gây thêm áp lực buộc ECB phải tăng lãi suất mạnh mẽ tại cuộc họp sắp tới vào tháng 9, ngay cả trong bối cảnh nguy cơ suy thoái đang gia tăng.
ECB đã tăng lãi suất thêm 0,5 điểm % vào tháng 7 và dự kiến sẽ thực hiện một đợt tăng với mức độ tương tự hoặc lớn hơn trong tháng tới, một phần do lạm phát tăng cao và một phần để bắt kịp các nỗ lực tăng lãi suất của FED.
Phát biểu tại hội nghị Jackson Hole hôm thứ Bảy, thành viên hội đồng quản trị ECB Isabel Schnabel, Giám đốc Ngân hàng Trung ương Pháp François Villeroy de Galhau và Thống đốc ngân hàng trung ương Latvia Mārtiņš Kazāks đều đề cập đến những hành động chính sách mạnh mẽ để giải quyết vấn đề lạm phát cao dai dẳng hiện nay.
Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu PMI chính thức của tháng 8 vào thứ Tư, sau khi lĩnh vực sản xuất bất ngờ bị thu hẹp trong tháng 7 do tác động của dịch bệnh COVID-19 và các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt.
Chỉ số PMI theo khảo sát độc lập của Caixin sẽ được công bố vào ngày thứ Năm và cũng có nguy cơ rơi vào vùng bị thu hẹp.
Đây không phải là thách thức duy nhất mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt – cuộc khủng hoảng bất động sản đang diễn ra tại nước này đã ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong khi đợt nắng nóng kỷ lục dự kiến sẽ tiếp tục đe dọa triển vọng của ngành nông nghiệp.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm lãi suất cho vay trong những tuần gần đây để giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và chính phủ nước này tuần trước đã công bố các biện pháp củng cố thị trường lao động. Tuy nhiên, những biện pháp này được cho là sẽ chưa thể tạo ra những tác động rõ rệt trong ngắn hạn.
Chỉ số quan trọng | Điểm | Thay đổi so với phiên trước | Thay đổi trong 5 phiên | Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) | 4.057,66 | -3,37% | -4,04% | -1,76% |
NASDAQ (Mỹ) | 12.141,71 | -3,94% | -4,44% | -2,01% |
DOW JONES (Mỹ) | 32.283,40 | -3,03% | -4,22% | -1,71% |
DAX (Đức) | 12.971,47 | -2,26% | -4,23% | -3,80% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) | 28.641,38 | +0,57% | -1,00% | +3,02% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) | 3.236,22 | -0,31% | -0,67% | -0,52% |
HANG SENG (Hong Kong) | 20.170,04 | +1,01% | +2,01% | +0,07% |
Cổ phiếu | Thay đổi | Giá hiện tại |
3M Company (MMM) | -9,54% | 129,14 USD |
NVIDIA Corporation (NVDA) | -9,23% | 162,60 USD |
HP Inc. (HPQ) | -8,94% | 31,39 USD |
Advanced Micro Devices, Inc. (AMD) | -6,17% | 91,18 USD |
Alphabet Inc. (GOOG) | -5,44% | 111,30 USD |
Vàng: Giá vàng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu giá vàng được duy trì ở trên mức 1.743,65, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1.753,11 và 1.768,39. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống ở dưới mức 1.743,65, nhà đầu tư có thể chọn “short” và chốt lời ở 1.728,37 và 1.718,91.
Vùng hỗ trợ S1: 1.728,37
Vùng hỗ trợ R1: 1.753,11
Cặp GBP/USD: Đồng bảng Anh được dự báo có xu hướng giảm mạnh trong ngắn hạn. Nếu đồng bảng duy trì được ở trên mức 1,1791, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1,1849 và 1,1958. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,1791, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 1,1682 và 1,1624.
Vùng hỗ trợ S1: 1,1682
Vùng hỗ trợ R1: 1,1849
Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu đồng euro duy trì được ở trên mức 1,0000, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1,0054 và 1,0144. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,0000, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 0,9911 và 0,9857.
Vùng hỗ trợ S1: 0,9911
Vùng hỗ trợ R1: 1,0054
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá được duy trì ở trên mức 137,20, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 138,22 và 138,78. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 137,20, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 136,64 và 135,63.
Vùng hỗ trợ S1: 136,64
Vùng hỗ trợ R1: 138,22
Cặp USD/CAD: Cặp tỷ giá được dự báo có xu hướng tăng trong thời gian tới. Nếu tỷ giá được duy trì ở trên mức 1,2994, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1,3083 và 1,3133. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,2994, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,2944 và 1,2854.
Vùng hỗ trợ S1: 1,2944
Vùng hỗ trợ R1: 1,3083
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán